399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một vấn đề mới và khó. Đối với trẻ em, âm nhạc trước khi là một đối tượng thẩm mỹ, có còn là đối tượng của giáo dục. Muốn việc giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non có hiệu quả như vậy thì điều cốt lõi thuộc về người giáo viên. Người giáo viên âm nhạc phải thỏa mãn một số yêu cầu sau:
- Trước hết, người giáo viên âm nhạc phải hát đúng, hát mẫu chính xác, diễn cảm, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, kết hợp điệu bộ minh hoạ cho bài hát. Có như vậy mới xây dựng được sự hứng thú và yêu thích được học nhạc ở trẻ.
- Cô giáo phải biết sử dụng đàn trong giờ học và có nhạc cụ cho trẻ thì mới thu hút trẻ vào giờ học.Bên cạnh việc học hát thì sử dụng thêm nhạc cụ cũng giúp khơi dậy những năng khiếu âm nhạc tiềm ẩn ở trẻ. Giáo viên có thể vừa dạy hát vừa dạy đàn Piano cho trẻ em, điều này không những làm cho tiết học thêm sinh động, tạo hứng thú cho trẻ mà còn rất tốt cho sự phát triển não bộ cho cho trẻ em, đặc biệt âm nhạc hỗ trợ rất nhiều cho môn Toán học. Có rất nhiếu nghiên cứu của các chuyên gia đã chứng minh rằng việc chơi nhạc cụ và Toán học có sự liên quan mật thiết với nhau, các trẻ được học nhạc cụ từ nhỏ (ví dụ cho bé học đàn Piano, Organ,..) có xu hướng học tốt môn toán hơn các bé còn lại.
- Cho trẻ làm quen âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ cảm nhận giai điệu của bài hát, thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Điều này được thực hiện chính là để biến âm nhạc thành một thói quen tốt của trẻ.
- Trong giờ hoạt động chung giáo viên phải biết tổ chức và có kỹ thuật chỉ huy tập thể tham gia các hoạt động âm nhạc một cách sinh động và chính xác. Thông qua đó trẻ cũng sẽ học được cách làm việc nhóm cũng như tinh thần đoàn kết với các bạn cùng lớp. Điều này giúp bé trở nên hoạt bát và vui vẻ hơn khi được chơi đùa với với các bạn và được học hỏi nhiều hơn về cách làm việc nhóm thông qua các hoạt động tập thể.