Thương Gia
Cộng đồng doanh nhân
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Đời sống và tập tính của chim yến

Đời sống và tập tính của chim yến

Tìm hiểu đời sống và tập tính của chim yến, điều kiện sinh sống tự nhiên, đặc điểm sinh sản, phát triển bầy đàn nâng cao năng suất hiệu quả tại Yến Sào Thuần Việt.

Chim yến loài vô cùng nhạy cảm với môi trường xung quanh từ thức ăn, âm thanh, nhiệt độ, độ ẩm,.. vì vật khi cảm thấy mất sự an toàn chúng sẽ nhanh chóng bay đi nơi khác. Bạn có thể nhìn rõ thông qua các mô hình nhà yến, đa số nhà yến thất bại chính bởi sự lỏng lẻo về quản lý, thiết bị không đảm bảo, chất lượng kém dẫn đến thua lỗ, vỡ nợ. Bai viết sau tìm hiểu về đời sống và tập tính của chim yến trong nhà yến.

Đời sống và tập tính của chim yến

Thức ăn và nguồn nước

Chim yến có đặc điểm ăn uống vô cùng sạch sẽ, chúng thường ăn các loài côn trùng, bọ xít, bướm đêm trong khi bay với độ cao 30 – 50m so với mặt đất, chúng uống ccash giọt sương ban mai đọng trên tán lá vào buổi sáng hoặc chiều tà và tuyệt đối không uống nước bẩn từ ao hồ. Chim yến không bao giờ đậu dưới mặt đất, cúng có một đôi chân ngắn, cứng cáp, móng vuốt nhọn để bám víu vào các mặt phẳng nghiêng trên vách núi, hang đá.

Chim yến nuôi trong ảnh thường bay đi kiếm ăn tứ sang som hoang 6h - 6h30 và bay về tổ lúc chiều tà 18h – 18h30 (có thể thay đổi theo từng mùa).

Đặc điểm hình dáng chim yến

Chim yến có thân ngắn, hình dáng nhỏ. Tuy nhiên, sức khỏe của chúng tốt, trung bình một con chim yến trưởng thành có thể bay liên tục 15h/ngày với quãng đường 300km, vận tốc bay lên đến 130-160 km/h. Để bay được như vậy, chim yến có đôi cánh khỏe mạnh, chiều dài cán trung bình 93.30mm, đuôi 45mm.

Khối lượng trung bình của một con chim yến trưởng thành nặng từ 12.2 - 13.8 gam. Long chim có màu nâu đen, phần dưới bụng có màu xám. Chân chim yến khá yếu, chúng có 4 ngón, phần ống dài 17mm, móng chân 17mm. Chim yến dùng chân để bám vào các vách đá, hang động và những thanh gỗ trên trần nhà yến.

Đời sống và tập tính của chim yến

Chim yến có giác quan tốt

Giác quan của chim yến rất tốt, vì vậy chúng rất nhạy cảm với môi trường sống xung quanh. Đặc biệt, để tạo ra môi trường sinh cảnh trong nhà yến không thể thiếu hệ thống thiết bị kỹ thuật cao, áp dụng công nghệ hiện đại để quản lý và vận hành nhà yến hiệu quả.

nhờ khứu giác tốt, chim én có thể nhớ chính xác vị trí xây tổ và phương hướng đường bay khi đi kiếm, sau đó bay về đúng tổ. Chúng thường kiểm tra môi trường xung quanh rất kỹ sau đó mới lựa chọn ở lại và sinh sản. Nếu không an toàn, haowcj cảm giác bị xâm phẩm quá mức chúng sẽ bay đi nhanh chóng.

Thời kỳ sinh sản chim yến

Chim yến được đánh giá là một loài chim chung thủy, chúng sinh sống theo bầy đàn và ở nhau theo từng cặp.  Chỉ khi một trong hai con chết đi, thì chim yến còn lại mới bắt cặp với con khác.

Màu sinh sản của chim yến vào cuối tháng 3 đến giữa tháng 5. Chúng xây tổ xong mới bắt đầu sinh sản, thông thường làm tổ trong vòng 33 - 35 ngày, với hình dạng giống hình cái bát đan xen với nhau bằng những sợi nước bọt. Sau khi làm tổ song, chim yến bắt đầu giao phối và đẻ trứng, vào mỗi mùa sinh sản chúng đẻ tối đa 2 quả trứng màu trắng, hình bầu dục cách nhau 1 - 4 ngày.

Sau khoảng thời gian nửo từ 22 - 26 ngày, trưng chim bắt đầu nở. Để nuoi chim non, bố mẹ chúng sẽ thay nhau đi kiếm mồi, xé nhỏ thức ăn thành từng cục nhỏ, để chim non ăn và tăng trưởng. Sau 40 - 45 ngày, chim non có thể rời xa tỏ, tự bay và đi kiếm mồi.

Những mô hình nhà yến hiện nay, có thể thu hoạch tổ yến 3 – 4 lần/năm, sản lượng yến phù thuộc vào số lượng bầy đàn cung như quy trình quản lý của hộ nuôi yến. Để nâng cao năng suất nhà yến, cần đầy mạnh vào đầu tư trang thiết bị chất lượng, xây nhà yến đúng tiêu chuẩn kết hợp với những giải pháp nuôi chim yến thông minh.

Để tìm hiểu đời sống và tập tính của chim yến cũng như những giải pháp nuôi yến chuyên nghiệp. Hãy liên hệ ngay đến Công ty Nhà yến Thuần Việt để được tư vấn và hỗ trợ.