399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Với báo cáo, người đọc sẽ có cái nhìn tổng thể về ngành TMĐT tại Đông Nam Á và Việt Nam, nơi mà TMĐT đã có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch. Báo cáo cũng chỉ ra các xu hướng của năm 2021: xu hướng Shoppertainment, mua sắm hàng bách hóa trên TMĐT, sự gia tăng về số lượng nhà bán hàng mới, sự đầu tư vào logistics nội bộ, và các hoạt động trách nhiệm xã hội. Báo cáo cũng đi sâu vào thay đổi trong hành vi người tiêu dùng năm 2021.
Năm 2021, các nền tảng TMĐT cũng đã thu hút nhiều nhà bán từ ngành hàng tiêu dùng nhanh và nhà bán phi thành thị. Báo cáo cũng nêu bật nhiều sáng kiến từ nền tảng TMĐT nhằm hỗ trợ, giữ chân nhà bán hàng. Nhiều câu chuyện kinh doanh thành công được chia sẻ, cùng với những kết quả ấn tượng từ Lazada Việt Nam trong năm 2021.
Về thay đổi hành vi của người tiêu dùng, báo cáo ghi nhận 53% người tiêu dùng Việt thừa nhận rằng mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống. Bên cạnh đó, độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng TMĐT hơn, sẵn sàng đặt hàng với số lượng và giá trị lớn hơn.
Báo cáo phân tích sự khác biệt cơ bản giữa kinh doanh trực tuyến và ngoại tuyến chính là trải nghiệm và kết nối. Trong đó, môi trường trực tuyến cần nhiều nỗ lực hơn từ các nhà bán hàng để xây dựng “kết nối ảo” với khách hàng. Chiến lược Shoppertainment - mua sắm kết hợp giải trí - với nhiều hoạt động đa dạng như livestream, trò chơi, đánh giá sản phẩm… giúp nhà bán hàng tháo gỡ nút thắt này.
Các yếu tố tạo dựng sự khác biệt cho các nền tảng TMĐT cũng được nêu bật, bao gồm: đầu tư vào logistics nội bộ và sáng kiến vì cộng đồng. Cụ thể, việc duy trì giao hàng trong khoảng thời gian giãn cách đã cải thiện sự hài lòng của người tiêu dùng; và những nhận định như "có trách nhiệm", "nhân ái" duy trì thiện cảm với nền tảng TMĐT.
Để duy trì cơ hội tăng trưởng trên TMĐT, nên xem xét các xu hướng được dự báo:
Ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan chia sẻ: “Chúng ta đang trải qua một giai đoạn lịch sử, khi dịch Covid-19 gây ra hàng loạt khó khăn, đứt gãy, nhưng cũng đồng thời mở ra thêm nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của nền kinh tế số và các dịch vụ trực tuyến. Là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam với tệp khách hàng và mạng lưới đối tác rộng lớn, chúng tôi đã quan sát được nhiều sự dịch chuyển đáng chú ý trong bức tranh toàn cảnh về thị trường Thương mại điện tử Việt Nam năm qua. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi hợp tác cùng các chuyên gia để xây dựng báo cáo toàn cảnh ngành Thương mại điện tử với chủ đề “Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19”. Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các tổ chức và cá nhân quan tâm tìm hiểu về những tác động của Covid-19 đến thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, những thay đổi trong hành vi tiêu dùng, chuyển đổi số trong năm vừa qua cũng như những dự đoán về xu hướng của thị trường này trong năm 2022, qua đó, giúp cho các doanh nghiệp có thêm nhiều dữ liệu để củng cố định hướng phát triển của mình trong thời gian tới.”
Tải báo cáo tại đây.