399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Nhiều người thường chỉ quan tâm đến các chức năng cơ bản của máy lạnh như nút bật/tắt và tăng/giảm nhiệt độ, khiến cho chế độ fan trên máy lạnh thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, chế độ fan thực sự là một tính năng hữu ích và có thể giúp tiết kiệm năng lượng trong những ngày nắng nóng. Như vậy, chế độ fan của điều hòa là gì?
Chê độ fan hay chế độ quạt gió đều là những thuật ngữ để nói đến một trong 4 chế độ cơ bản của điều hòa. Chức năng fan của máy lạnh hoạt động tương tự các loại quạt ở nhà bạn.
Khi máy lạnh đang đặt ở chế độ này, quạt sẽ hoạt động liên tục trong khi máy nén dừng hoạt động. Có các tùy chọn tốc độ khởi động như auto, 1, 2, 3 (phụ thuộc vào từng nhãn hàng) tương đương với auto, low, mid, high. Chế độ này giúp lưu thông không khí lạnh nhanh chóng, từ đó lan tỏa một cách đều khắp căn phòng, tạo cảm giác thoáng đãng và dễ chịu cho người sử dụng.
Điều hòa không khí: chế độ fan tạo luồng gió mạnh và liên tục đem đến không gian thoáng mát cho người dùng.
Tiết kiệm điện: chế độ fan không đòi hỏi sử dụng công suất lớn để làm lạnh không gian như những chức năng khác trên điều hòa/máy lạnh.
Tránh hiện tượng quá tải trên điều hòa: khi chọn chế độ này, hiệu suất làm việc của các thành phần khác trên máy lạnh sẽ được giảm xuống.
Tốt cho sức khỏe người dùng: chế độ fan trong máy lạnh có lợi cho sức khỏe của người sử dụng bởi nó chỉ đơn giản làm mát mà không gây cảm giác lạnh hay nóng bức.
Có một số yếu tố tác động đến chế độ fan trên máy lạnh như:
Tốc độ quạt: bạn có thể tùy ý lựa chọn, tốc độ càng cao sẽ tạo ra luồng gió càng mạnh và ngược lại. Việc điều chỉnh tốc độ quạt có thể giúp bạn điều chỉnh cường độ làm lạnh và đảm bảo sự thoải mái.
Hướng gió thổi: một số máy lạnh có thể điều chỉnh được hướng thổi của gió. Bạn có thể tự do cài đặt hướng thổi gió để đảm bảo rằng không khí lạnh được phân phối đều trong không gian.
Nhiệt độ cài đặt: nhiệt độ thiết lập trên máy lạnh cũng ảnh hưởng đến chế độ làm lạnh. Khi bạn đặt nhiệt độ thấp hơn, máy lạnh sẽ làm việc ở cường độ cao hơn để làm máy không gian nhanh. Cho đến lúc nhiệt độ đã đạt được, quạt có thể chuyển qua chế độ tháp hơn để duy trì nhiệt độ ổn định.
Kích thước và thiết kế của không gian: một không gian nhỏ hẹp có thể cần đến cường độ làm lạnh cao hơn với tốc độ quạt nhanh hơn để đảm bảo không khí lạnh lan tỏa đều. Trong khi, phạm vi lớn có thể yêu cầu khả năng làm lạnh thấp hơn và vận tốc quạt chậm hơn để hạn chế tạo ra luồng gió mạnh quá mức.
Độ ẩm không khí: có thể ảnh hưởng đến chế độ làm lạnh và tốc độ quạt trong máy lạnh. Khi môi trường có độ ẩm cao, người ta cảm thấy nóng và ẩm ướt, đồng thời hiệu suất làm mát của máy lạnh giảm và không khí trở nặng và khó di chuyển. Tuy nhiên, tốc độ quạt cao hơn có thể tạo ra một luồng không khí mạnh hơn, giúp phân phối không khí mát đều và loại bỏ không khí ẩm từ không gian.
Nhìn chung, chế độ fan được sử dụng khi người dùng cảm thấy không khí trong phòng không lưu thông tốt hoặc phòng có cảm giác bí, nhiệt độ ngoài trời không nóng lắm hoặc cơ thể không cảm thấy quá lạnh. Việc chuyển tiếp chế độ điều hòa như thế vừa giảm tiền điện và đem tới hiệu quả làm lạnh tốt nhất.
Ngoài ra, khi đối mặt với thời tiết nồm, độ ẩm cao việc bật chế độ fan giúp căn phòng thông thoáng, và ngăn chặn các vật dụng trong nhà bị ẩm mốc hay vi khuẩn xâm nhập.
Bật điều hòa, bạn nên đặt ở chế độ Cool cho đến khi nhiệt độ trong phòng được hạ xuống khoảng 15 đến 20 phút. Lúc này, nhiệt độ phòng đã mát và cơ thể cũng thấy dễ chịu. Tiếp theo, hạn hãy chuyển sang chế độ fan để giúp không khí được lưu thống mà vẫn giữ được hơi máy cho căn nhà của bạn.
Thời điểm cơ thể bạn thấy dễ chịu nhất khi vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn thì sử dụng chế độ này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc tạo cảm giác thoải mái.
Tuy vậy, chúng ta cũng không nên lạm dụng chế độ fan để dùng trong thời gian dài bởi vì nó không tạo ra thêm không khí lạnh. Nếu bạn dùng trong thời gian dài thì hiệu quả làm mát của điều hòa/máy lạnh sẽ kém dần đi và bạn có thể cảm thấy phòng trở nên nóng hơn mặc dù máy lạnh vẫn đang hoạt động.
Chế độ fan của hầu hết các dòng máy đều có 4 tốc độ cơ bản như sau:
Auto là chế độ tự động được cài đặt sẵn trước đó để bạn chọn được tốc độ quạt phù hợp với sự chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài căn nhà.
Chế độ Low tương đương với mức quạt thấp nhất, mang lại cảm giác mát nhẹ.
Chế độ Medium tương đương với mức quạt trung bình, mang lại cảm giác mát vừa.
Chế độ High tương đương với mức quạt cao nhất, mang lại cảm giác mát nhất.
Mức quạt càng cao, điều đó đồng nghĩa với việc điều hòa tiêu thụ năng lượng và tiếng ồn tăng lên. Ngoài ra, khi tiếp xúc với môi trường như vậy trong thời gian dài, bạn có thể nhận thấy da của mình trở nên khô và thiếu độ ẩm. Hiểu đơn giản là mỗi một mức quạt giống như chênh lệch một độ C khi chọn nhiệt độ cho phòng.
Trên thực tế, việc sử dụng chế độ Fan trong máy lạnh chỉ tiêu thụ khoảng 3% tổng công suất của thiết bị. Do đó, có thể nói rằng chế độ fan không tốn nhiều điện như nhiều người nghĩ.
Dựa trên khả năng tiêu thụ điện của các chế độ dry, cool, heat, auto thì fan sẽ “ngốn” ít điện hơn. Song song với việc sử dụng quạt điện thông thường, chế độ fan trên máy lạnh vẫn tiêu tốn nhiều điện hơn. Điều này đặc biệt rõ ràng khi chúng ta đang đối mặt với thời tiết nóng bức, bật chế độ fan tương đương với mở một chiếc quạt điện thông thường. Thậm chí có thể tiêu tốn nhiều điện hơn quạt điện được sử dụng trong không gian nhỏ.
Không phải lúc nào bạn cũng muốn làm mát, đôi khi bạn chỉ muốn chạy quạt để tạo sự lưu thông không khí. Trong trường hợp đó, lựa chọn bật quạt máy thông thường là tối ưu nhất. Chế độ này thích hợp cho những thời tiết ấm và khi bạn chỉ cần làm mát phòng nhẹ nhàng.
Khi sử dụng máy điều hòa trong thời gian dài, thường gặp phải trình trạng da khô do việc làm lạnh không khí và loại bỏ ẩm. Đây là một số gợi ý để tránh bị khô da khi bật điều hòa:
Tăng độ ẩm: bằng cách đặt một chậu nước ở trong phòng hoặc đặt một cái khăn ẩm ở gần chỗ bạn ngồi hoặc nằm. Hoặc trong cây để cung cấp thêm độ ẩm và trao đổi khí. Đây là cách thiết yếu nhất và hiệu quả nhất để cải theiẹn điều này.
Uống đủ nước: đảm bảo bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống đủ nước hàng ngày. Điều này giúp duy trì độ ẩm trong cơ thể và làm mềm da từ bên trong.
Sử dụng kem dưỡng ẩm là một cách để giữ da ẩm mịn. Bạn cần chọn các loại kem dưỡng ẩm giàu dưỡng chất, không chứa cồn và không có mùi hương mạnh để tránh làm khô da.
Kết hợp máy phun sương hoặc bình phun nước: đặt chúng trong phòng giúp tăng độ ẩm và giữ da ẩm. Điều này đặc biệt hữu ích trong các khu vực khô hoặc trong thời tiết khô nóng.
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về chế độ fan trong máy lạnh là gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để sử dụng điều hòa hợp lý và tiết kiệm điện nhất.