399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Vì thế, các cơ quan chức năng đã ban hành thông tư 33/2015 quy định một số điều về kiểm định an toàn. Cùng tìm hiểu nội dung của thông tư trên để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Điều đầu tiên được thông tư đề cập đến là đối tượng để áp dụng kiểm định an toàn điện thuộc về các tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc vận hành các thiết bị và các tổ chức kiểm định hoặc các tổ chức có liên quan khác. Bên cạnh đó, các nội dung kiểm định an toàn cũng được quy định rõ ràng đó là đo bên ngoài, đo điện trở cách điện, đo điện trở của các cuộn dây, kiểm tra độ bền của điện môi, đo điện trở tiếp xúc, đo thông số đóng cắt thiết bị, tiếp theo kiểm tra hoạt động cơ cấu an toàn và các bộ phận có chức năng bảo vệ, cuối cùng là nhận định độ an toàn của thiết bị hay dụng cụ điện.
Đồng thời, trong thông tư cũng quy định về chu kỳ kiểm định an toàn với các thiết bị điện bao gồm: kiểm định lần đầu, chu kỳ này được áp dụng khi mới mua về trước khi sử dụng lần đầu. Tiếp theo là qui định về kiểm định định kỳ nhằm mục đích đo lường, kiểm tra thiết bị trong quá trình sử dụng, vận hành. Ngoài ra, còn có kiểm định bất thường được thực hiện khi thấy sự bất thường của máy móc hay thiết bị, từ đó tiến hành sửa chữa hoặc thay thế máy móc.
Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu về kiểm định an toàn các thiết bị, dụng cụ điện có thể tìm đến các bên cung cấp dịch vụ kiểm định hoặc nghi ngờ máy móc hư hỏng, có dấu hiệu bất thường thì có thể gửi đơn đến các nơi có trách nhiệm kiểm định để đến kiểm tra và nếu tình trạng thiết bị. Và nếu dụng cụ hay thiết bị có gặp trục trặc thì có thể sửa chữa, thay thế kịp thời tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Kiểm định an toàn định kỳ là bảo vệ mạng sống mỗi người trong chúng ta.