399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Quy trình chế biến mủ cao su tự nhiên bắt đầu từ việc thu hái mủ qua vết cắt trên cây, kích thích chảy mủ từ lõi cây. Mủ sau đó được thu thập, lọc, loại bỏ tạp chất và trải qua nhiều công đoạn khác để tạo thành sản phẩm cuối cùng. Quy trình này nâng cao chất lượng mủ, biến nó thành nguyên liệu chính cho nhiều loại sản phẩm.
Mủ cao su thiên nhiên là 1 chất lỏng tự nhiên màu trắng sữa (nhũ tương) được chiết xuất từ cây cao su (Hevea brasiliensis). Chúng chứa các hạt latex với hàm lượng phần khô dao động từ 28 – 40%, kích thước của các hạt latex nhỏ, khoảng 0.05 đến 3 micromet và chúng có hình dạng giống như quả trứng gà. Trong mỗi gram mủ cao su có hàm lượng phần khô là 40%, 5000 hạt latex đường kính trung bình 0.26 micromet và tất cả các hạt này đều ở trạng thái chuyển động.
Để lấy mủ cao su, người ta sử dụng dao cạo tạo ra các vết cắt xoắn trên vỏ cây, tạo điều kiện cho mủ chảy ra và sử dụng chén để hứng lại, họ sẽ thay chén mới nếu đầy. Quá trình thu hoạch mủ thường kéo dài liên tục 8 - 10 tháng trong năm.
Để cạo nhiều mủ, cần chú ý đến độ trưởng thành của cây, nên bắt đầu khi cây cao su đạt 5 – 7 năm với điều kiện 70% số cây có chu vi thân trên 50cm, chiều cao từ mặt đất đạt 1m. Thời gian tốt nhất để cạo mủ là trước 7 giờ sáng. Ngoài ra cần chú ý đến các kỹ thuật cạo, chiều cao, vị trí chuyên nghiệp.
Mủ cao su dùng để sản xuất ứng dụng cho nhiều ngành công nghiệp hiện đại như lốp xe, găng tay y tế, bao cao su, chăn ga gối đệm… Các ứng dụng phổ biến như:
Đặc tính đàn hồi và khả năng chống mài mòn của cao su làm cho nó trở thành vật liệu lý tưởng để tạo ra lớp vỏ cũng như các phần khác của lốp xe.
Mủ cao su được sử dụng để sản xuất chăn ga gối đệm. Nhiều thương hiệu nổi tiếng dùng loại mủ này để tạo ra các sản phẩm chất lượng, êm ái, an toàn sức khỏe.
Mủ cao su cũng có thể chế biến để sản xuất đồ chơi, đặc biệt là các sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ em thân thiện, không độc hại như bóng, đồ chơi thú nhún.
Trong ngành xây dựng, mủ cao su được sử dụng sản xuất sản phẩm chuyên dụng như vật giảm chấn, lót sàn, thảm, ống chịu nhiệt, đệm chống, chặn xe.
Cao su đặc tính có khả năng chống thấm nước, không bị mài mòn dùng làm phớt cao su, giữ nước không chảy ra các thiết bị hoặc kết cấu. Gioăng đệm cao su sử dụng giữ nước, giảm mài mòn cho các ứng dụng thủy lợi và thủy điện
Cao su cửa kính, được sử dụng trong sản xuất cửa kính ô tô hoặc cửa kính công nghiệp khác. Thảm cao su sử dụng trong nhiều ứng dụng như thảm chống trơn, thảm chống tĩnh điện, hoặc thảm chống mài mòn. Cao su chịu nhiệt sử dụng trong môi trường công nghiệp có nhiệt độ cao.
Tính chống nước của cao su cũng mở ra nhiều ứng dụng, từ sản xuất dụng cụ lặn cho đến lớp lót cho bể chứa, ống hóa chất và dược liệu. Nó còn được sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau như găng tay y tế, bao cao su.
Quy trình chế biến mủ cao su tự nhiên theo 1 loạt các bước phức tạp từ tiếp nhận nguyên liệu, pha trộn, đánh đông, cán kéo, băm và sấy, ép và sấy.
Tiếp nhận mủ cao su được thu hoạch tại vườn hoặc nông trường.
Mủ cao su sẽ được làm sạch, bỏ tạp chất và hạt có kích cỡ lớn nhờ vào lưới lọc 40 mesh. Sau đó mủ sẽ được chuyển vào hồ chứa chung có các cánh tự động khuấy đều từ 15 – 30 phút. Trong quá trình này, nước sạch sẽ được bơm vào để điều chỉnh hàm lượng cao su từ 20 – 30%. Có thể thêm Natri Metabisulfit vào hồ chứa khoảng 0.1 – 0.6kg/tấn mủ trước khi thực hiện cho nước sạch vào.
Mũ cao su sau khi đủ thời gian khuấy đều sẽ được bơm vào các mương để đánh đông từ 8 – 24 giờ. Người thực hiện sẽ thêm acid vào dòng chảy trong mương tại bước này. Nhằm giảm việc oxy trên bề mặt, dung dịch Natri Metabisulfit được phun lên mủ - thường dùng Acid Acetic ở nồng độ 0.3 – 3% v/v với pH 5 – 5.5.
Nước sẽ được bơm vào mương để khối mủ nổi lên trên. Khối cao su được kéo vào giữa 2 trục máy cán kéo trải qua quá trình cán thành sợi, thành tấm. Độ dày tấm cao su thường giảm dần qua nhiều cấp độ, đảm bảo không vượt quá 8mm.
Sau khi được cán món thành tấm, chúng sẽ được đưa vào máy băm để băm thành hạt cốm có kích thước nhỏ. Các hạt này sẽ được đưa vào hồ nước sạch, đẩy vào phễu hút và qua hệ thống sàng rung để loại sạch nước. Sau đó chúng mang qua các thùng sấy, trải qua quá trình gia nhiệt bằng máy khoảng 100 – 120 độ. Trong máy sấy, các thùng được di chuyển từ đầu lò sấy đến cuối từ 3 – 4 giờ đồng hồ.
Sau giai đoạn sấy, mủ cao su được làm nguội bằng quạt trước khi được cân theo khối lượng khoảng 33.33 - 35kg để ép thành bành bao bọc bằng túi nhựa PE để bảo quản hoặc vận chuyển đến các nhà máy, địa điểm sử dụng khác.
Thời gian cạo mủ cao su tốt nhất là nên hoàn thành cạo mủ trước lúc 7 giờ sáng, do sau khi qua 1 đêm nghỉ ngơi, lượng nước trong thân cây dồi dào, sản lượng mủ đạt được 100%. Nếu cạo mủ sau 8, 9 giờ sáng thì sản lượng mủ tiết ra ít đi.
Nên tiến hành cạo mủ cao su vào tháng 3 – 4 (tháng trước mùa mưa) và cuối tháng 10 (tháng sau mùa mưa). Khi cây cao su rụng và ra lá mới từ tháng 12 – tháng 1 hoặc tháng 2 nên nghỉ cạo đến khi các tầng lá trên cây đã được ổn định.
SẢN PHẨM CAO SU KỸ THUẬT CHẾ BIẾN TỪ MỦ CAO SUMủ cao su là nguồn gốc chính của cao su, từ đó có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau sau khi qua các quy trình công nghệ. Dưới đây là một số sản phẩm cao su kỹ thuật được chế biến từ mủ cao su: Lốp xeĐây là ứng dụng phổ biến nhất của cao su. Lốp xe được sản xuất từ các hợp chất cao su tổng hợp và tự nhiên, bao gồm mủ cao su. Bánh xe và phụ kiện cao suNgoài lốp xe, mủ cao su cũng được sử dụng để sản xuất bánh xe và các phụ kiện liên quan như phớt cao su, giảm chấn, ốc vít cao su, v.v. Dây đai cao suCác dây đai cao su được sử dụng trong nhiều ứng dụng, bao gồm cả trong ngành công nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng. Sản phẩm đệm và cách âmMủ cao su được sử dụng để sản xuất các sản phẩm đệm và cách âm, cách nhiệt cho các ứng dụng trong công nghiệp và xây dựng. Các sản phẩm chịu mài mònCao su cũng được sử dụng trong các sản phẩm chịu mài mòn như phốt, dây curoa, và các ứng dụng đòi hỏi tính chịu mài mòn cao. Găng tay và quần áo bảo hộMột số loại găng tay và quần áo bảo hộ được làm từ mủ cao su, do đặc tính chống axit, chống dầu và chống mài mòn của nó. Sản phẩm y tếMủ cao su cũng được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm y tế như bút tiêm, găng tay y tế, ống dẫn. Sản phẩm điện tửCao su cũng được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm điện tử như đệm chống sốc cho thiết bị điện tử, cáp và dây cáp chống cháy. Sản phẩm tiêu dùngMủ cao su cũng được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như đồ chơi trẻ em, dép lê, sản phẩm cao su dùng hàng ngày. Những sản phẩm này chỉ là một phần nhỏ trong số rất nhiều ứng dụng của cao su trong cuộc sống hàng ngày và trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. |