Thương Gia
Cộng đồng doanh nhân
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Phạt nặng khi không nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động

Phạt nặng khi không nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động

Đứng trước tình trạng rất nhiều doanh nghiệp đã không nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động để tiết kiệm chi phí thì Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm như trên.

Doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức tìm đến dịch vụ bảo hiểm xã hội chúng tôi sẽ được hỗ trợ đối với việc tiến hành các thủ tục bảo hiểm xã hội được nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đó là lý do mà nhiều người đã đánh giá rất cao về hiệu quả cùa dịch vụ này.

Phạt nặng khi không nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động

Theo luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, đối với các hành vi không nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động thì doanh nghiệp sẽ phải chịu xác hình thức xử phạt như sau:

- Ngoài việc bị phạt hành chính đối với hành vi vi phạm thì doanh nghiệp còn phãi đóng bồi thường số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng cho người lao động theo quy định.

- Nếu việc vi phạm quá 30 ngày so với quy định đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì doanh nghiệp ngoải việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng ra còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội. Mức lãi suất này được tính bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

- Phạt tiền từ 18%-20% trên tổng số tiền mà doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng nếu doanh nghiệp không đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định được ban hành.

- Nếu trường hợp doanh nghiệp không nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động mà cũng không thực hiện các hành vi khắc phục hậu quả theo quy định thì các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước sẽ có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng. Điều này nhằm đảm bảo tính công bằng trong việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động mà luật bảo hiểm xã hội 2014 đã ban hành.

Hiệu quả của các quy định xử phạt

Mặc dù luật Bảo hiểm xã hội đã có các thông tin quy định đối với việc xử phạt các hành vi vi phạm nhưng thực tế cho thấy thì tình trạng doanh nghiệp không nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động vẫn còn rất nhiều và đang có xu hướng tăng lên rõ rệt. Nguyên nhân là do đâu?

- Thứ nhất là do các quy định xử phạt còn chưa mang tính răn đe nghiêm khắc nên hiệu quả khi áp dụng còn không cao. Mức xử phạt tối đa không quá 75 triệu đồng đối với các doanh nghiệp có số lượng công nhân đông thì thật không đáng để nhắc tới. Các doanh nghiệp cứ vi phạm.Nếu bị phát hiện thì tiền phạt cũng chẳng đáng là bao. Vì thế nên nhiều doanh nghiệp vẫn làm ngơ trước quy định xử phạt này.

- Hình thức xử lý chưa cứng rắn và triệt để nên còn nhiều doanh nghiệp chây ì trong việc thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như quy định được ban hành.

Nhìn chung, việc doanh nghiệp không nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động diễn ra như hiện nay một phần là xuất phát từ ý thức của doanh nghiệp. Mặt khác là xuất phát từ tính răn đe mà các quy định đưa ra vẫn chưa cao.