Thương Gia
Cộng đồng doanh nhân
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kinh doanh
  • Người cầm đồ có quyền gì theo quy định pháp luật?

Người cầm đồ có quyền gì theo quy định pháp luật?

Người cầm đồ có quyền gì? Người cầm đồ có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố trả tài sản sau khi thanh toán vay, yêu cầu bồi thường thiệt hại xảy ra với tài sản cùng quyền lợi khác theo quy định pháp luật.

Người cầm đồ là gì?

Có quyền gì?

Nghĩa vụ?

Quy định người cầm đồ

Để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và an toàn trong các giao dịch, pháp luật đã thiết lập các quy định về quyền và nghĩa vụ của người cầm đồ. Người cầm đồ cần tuân thủ những quy định này để tránh xảy ra tranh chấp và bất lợi trong quá trình giao dịch. Vậy người cầm đồ có quyền gì theo quy định pháp luật? Nghĩa vụ của họ là gì?

Người cầm đồ là gì?

Người cầm đồ có quyền gì theo quy định pháp luật?

Người cầm đồ là người đem tài sản có giá trị của họ đến cửa hàng cầm đồ, sau đó ký kết một hợp đồng vay tiền để nhận được một số tiền cụ thể từ cửa hàng. Trong quá trình này, họ sử dụng tài sản của mình như một cách để đảm bảo rằng họ sẽ trả tiền mà họ đã vay, đồ của họ sẽ được cửa hàng giữ lại như một dạng thế chấp.

Khi thời hạn vay tiền kết thúc và khoản vay được trả đúng quy định, người cầm đồ sẽ được cửa hàng trả lại tài sản. Tuy nhiên nếu người cầm đồ không đủ điều kiện để chuộc lại tài sản trong thời hạn quy định thì tài sản sẽ trở thành tài sản của chủ hiệu cầm đồ. Chủ tiệm có quyền mang đi sử dụng hoặc rao bán.

Người cầm đồ có quyền gì theo pháp luật?

Người cầm đồ có quyền yêu cầu bên nhận cầm đồ chấm dứt việc dùng tài sản được cầm cố, yêu cầu bồi thường nếu tài sản bị thiệt hại và một vài quyền lợi khác để đảm bảo an toàn và công bằng trong giao dịch cầm đồ, cụ thể:

Người cầm đồ có quyền gì theo quy định pháp luật?

Yêu cầu bên nhận ngừng sử dụng tài sản

Người cầm đồ có quyền yêu cầu bên nhận cầm đồ kết thúc việc sử dụng món đồ mà họ mang đi cầm, đặc biệt nếu như việc sử dụng tài sản đó có nguy cơ làm mất hoặc giảm sút giá trị của tài sản theo khoản 3, điều 314 Bộ luật Dân sự 2015. Điều này đảm bảo tài sản sẽ được bảo quản không bị hao mòn trong quá trình cầm cố.

Yêu cầu trả lại tài sản và giấy tờ liên quan

Khi nghĩa vụ đã được thực hiện đúng và đầy đủ, nghĩa là người cầm đồ đã hoàn thành hết khoản vay cùng lãi theo đúng thời gian quy định thì họ có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cũng như giấy tờ có liên quan của mình.

Yêu cầu bồi thường nếu tài sản thiệt hại

Người mang đồ đi cầm có quyền lợi yêu cầu người nhận cầm đồ bồi thường trong trường hợp tài sản bị thiệt hại, mất mát hoặc mất đi giá trị do người nhận sử dụng, điều này đảm bảo họ không chịu mất mát giá trị tài sản một cách không hợp lý.

Bán, thay thế, trao đổi, tặng tài sản

Người cầm đồ có quyền được bán, thay thế, trao đổi hoặc tặng tài sản mang đi cầm cố nếu được chủ tiệm đồng ý hoặc theo quy định luật cầm đồ. Họ cũng có quyền thay thế tài sản đang cầm cố bằng một tài sản khác theo thỏa thuận (dĩ nhiên cần đảm bảo rằng tài sản được thay thế phải có giá trị tương đương hoặc lớn hơn).

Quyền được biết điều kiện của hợp đồng

Người đem tài sản mang đi cầm có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố tài sản thông báo về các điều kiện cụ thể trong hợp đồng cầm đồ gồm lãi suất, thời hạn, quyền nghĩa vụ hoặc bất cứ điều khoản nào liên quan đến việc chuộc tài sản của họ.

Nghĩa vụ của người cầm đồ

Nghĩa vụ của người cầm đồ cần phải đảm bảo giao tài sản theo đúng thỏa thuận, thông báo quyền của người thứ 3 đối với tài sản… Theo điều 311 của Bộ luật Dân sự 2015 khi mang tài sản đi cầm người cầm đồ cần phải thực hiện nghĩa vụ sau:

Người cầm đồ có quyền gì theo quy định pháp luật?

Giao tài sản cầm cố theo thoả thuận

Người cầm đồ phải chuyển giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo phương thức và thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng cầm cố. Việc này đảm bảo rằng, bên nhận cầm cố có quyền chiếm hữu và quản lý tài sản trong thời gian cầm cố.

Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ giấy tờ

Khi thực hiện cầm đồ, cần mang đầy đủ các giấy tờ chẳng hạn như CCCD, sổ hộ khẩu, cavet xe (đối với ô tô và xe máy). Trường hợp nếu cầm các món đồ không chính chủ, cần có giấy chứng nhận quyền sở hữu (trao tặng, mua bán)…

Thông báo quyền người thứ 3 với tài sản

Nếu có bất kỳ người thứ ba nào có quyền đối với tài sản cầm cố (tức là quyền này tồn tại trước khi hợp đồng cầm cố được thiết lập), người cầm đồ phải thông báo cho bên nhận cầm cố về tình trạng này. Nếu không có thông báo, bên nhận cầm cố có quyền lựa chọn giữ hợp đồng cầm cố và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố hoặc huỷ hợp đồng yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thanh toán chi phí bảo quản hợp lý

Chủ sở hữu tài sản, người được hưởng lợi ích trực tiếp từ tài sản thuộc sở hữu của mình, chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí cần thiết để bảo quản tài sản cầm cố, cho dù tài sản được giữ bởi bên nhận cầm cố hoặc bên thứ ba.

Người đi cầm đồ có phải đủ 18 tuổi?

Người đi cầm đồ cần đủ 18 tuổi trở lên đối với các loại tài sản đăng ký sở hữu theo quy định pháp luật. Điều này đảm bảo rằng người mang đồ đi cầm có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch pháp lý liên quan đến việc cầm cố. Nếu người đi cầm chưa đủ 18 tuổi, muốn cầm các loại tài sản đăng ký sở hữu cần có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp (bố hoặc mẹ) để thực hiện các giao dịch này. Trong một số trường hợp, nếu không có sự đồng ý của người đại diện, các giao dịch có thể bị vô hiệu hóa vì không đáp ứng điều kiện pháp lý.

Tuy nhiên, đối với các loại tài sản không đăng ký sở hữu, chẳng hạn điện thoại, máy ảnh, đồng hồ, vàng thì người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi vẫn có thể thực hiện giao dịch cầm đồ theo quy định cầm đồ.