399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Cầu trục là một cái tên có lẽ quá quên thuộc trong ngành công nghiệp nặng như luyện kim. Nó cũng được sử dụng nhiều trong các hệ thống máy móc, có chức năng vận chuyển, cẩu, bốc xếp hàng hóa tại các bến cảng, trong các nhà máy. Tại đây, quá trình kiểm định cầu trục cũng được diễn ra.
Cầu trục có trọng tải từ 1 – 500 tấn, nên công việc hằng ngày của nó là một khối lượng rất lớn. Để đảm bảo hiệu suất làm việc thì cầu trục phải được kiểm định đầy đủ. Vậy thế nào là đầy đủ ? Kiểm định cầu trục một cách đầy đủ nhất là tuân theo ba chế độ: kiểm định lần đầu, kiểm định theo chu kì, kiểm định bất thường. Kiểm định lần đầu có vai trò rất đậc biệt, bởi vì đây là lần kiểm định mang tính chất quyết định xem cầu trục có được cấp giấy phép hay không.
Kiểm định theo chu kì là bước kiểm định kế tiếp khi cầu trục đã đi vào hoạt động một thời gian. Nhằm đánh giá các chi tiết của cầu trục xem nó còn hoạt động tốt hay không, có chi tiết nào bị hao mòn cần thay bỏ hay không. Đánh giá từng chi tiết và lên kế hoạch bảo hành cho các chi tiết đó theo định kì. Ngoài ra, cầu trục còn được kiểm định bất thường bởi các cơ quan nhà nước, hoặc trong trường hợp cầu trục đã không sử dụng trên 1 năm. Trong trường hợp cầu trục đang hoạt động mà gặp trục trặc cũng cần kiểm định. Kết quả kiểm định cũng được kiểm định viên ghi rõ trong bản báo cáo đánh giá.
Để đảm bảo an toàn khi vận hành cầu trục, người điều khiển cầu trục cần phải hiểu được các chức năng của bộ phận lắp ráp. Tiến hành kiểm định hằng ngày theo quy định của địa phương. Và nhân viên phải được đi học các khóa huấn luyện, đào tạo cầu trục nhằm nâng cao hiểu biết về quá trình vận hành cầu trục. Cần đảm bảo an toàn lao động để tránh các trường hợp sai sót xảy ra, dẫn đến hậu quả không đáng có, gây thiệt hại về người và của.