Thương Gia
Cộng đồng doanh nhân
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Kết cấu móng nhà khung thép và các loại móng thường được sử dụng

Kết cấu móng nhà khung thép và các loại móng thường được sử dụng

Móng nền là bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng đối với nhà thép tiền chế. Kết cấu móng nhà khung thép cần đảm bảo được tính chịu lực của toàn bộ công trình. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo và các loại móng nhà thép thông dụng nhất hiện nay.

Kết cấu móng nhà khung thép và các loại móng thường được sử dụng

Kết cấu móng nhà khung thép gồm những gì?

Trong xây dựng nhà thép, thiết kế nền móng được các kiến trúc sư tính toán rất tỉ mỉ. Nhằm đảm bảo sự an toàn và tuổi thọ cao nhất cho ngôi nhà. Kết cấu móng nhà thép tiền chế gồm các bộ phận sau:

  • Đài móng hay bản móng có hình chữ nhật và độ dốc vừa phải để không làm chảy bê tông. Đài móng thường được thiết kế gờ để gia tăng độ cứng cho móng.
  • Giằng móng còn gọi là đá kiềng được xem như đà liên kết ngang giữa các phần móng. Giằng đặt ở cao độ nền của công trình có chức năng chống lệch lún và đỡ tường.

Thiết kế chiều cao cổ móng cần đảm bảo được độ sâu của móng trong lòng đất. Góp phần gia tăng khả năng chịu lực và sự ổn định của nền. Đồng thời, đáp ứng tốt mọi yêu cầu của hệ thống thoát nước và hầm ga. Chiều sâu của móng cũng gây ảnh hưởng đến mực nước ngầm trong lòng đất. Với những công trình có tầng hầm thì chiều cao của móng sẽ được tính theo công thức chuẩn.

Kết cấu móng nhà khung thép và các loại móng thường được sử dụng

Vai trò của móng nền đối với nhà khung thép

Có thể thấy, kết cấu móng nhà khung thép quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của công trình. Nền móng có tác dụng nâng đỡ ngôi nhà và truyền toàn bộ tải trọng xuống nền đất bên dưới. Chi phí thi công phần móng có thể chiếm tới 30 - 40% kinh phí chung.

Nhà khung thép sử dụng vật liệu thép có trọng lượng nhẹ nên phần móng càng trở nên đặc biệt. Cần có khả năng chịu lực cao để độ lún đảm bảo trong mức tiêu chuẩn. Tránh các sai sót hay sự cố về nền móng, gây tốn kém cho việc khắc phục. Do đó, các kỹ sư xây dựng cần dựa vào đặc điểm địa chất và điều kiện thực tế để chọn loại móng phù hợp nhất.

Kết cấu móng nhà khung thép và các loại móng thường được sử dụng

Các loại kết cấu móng nhà khung thép

Việc chọn móng nhà khung thép phụ thuộc quy mô và tính chất của công trình. Hiện nay, người ta thường sử dụng các loại móng sau cho nhà khung thép.

Sử dụng móng nông

Thông thường, móng nông được áp dụng cho những công trình có trọng tải không quá cao. Móng được đặt ngay trên nền đất, tuy nhiên đất cần đủ cứng để tránh tình trạng lệch lún.

  • Móng đơn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông được đặt ngay phía dưới chân cột. Có chức năng truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống dưới nền đất. Loại móng đơn này được ứng dụng phổ biến cho công trình công cộng hay nhà ở tải trọng nhỏ dưới 3 tầng.
  • Móng băng chạy theo phương ngang và dọc, thiết kế dải ngay dưới chân cột. Loại móng này thường được sử dụng khi tải trọng công trình cao trên nền đất yếu. Móng băng ổn định hơn so với móng đơn, phù hợp với những công trình từ 3 đến 5 tầng.
  • Móng bè được đổ bê tông trên toàn bộ nền khung nhà thép. Khác với kỹ thuật thi công đổ theo cột ở móng băng và móng đơn. Loại móng này có khả năng truyền tải trọng xuống nền đất qua lớp bè móng. Trong các loại móng thì móng bè được đánh giá có mức độ ổn định cao nhất. Tuy nhiên, việc thi công khá tốn vật liệu nên móng bè chỉ sử dụng cho móng bể ngầm.

Kết cấu móng nhà khung thép và các loại móng thường được sử dụng

Sử dụng móng sâu

Móng sâu chủ yếu được sử dụng cho các công trình có yêu cầu trọng tải cao. Khi nền đất đủ để chịu được trọng tải lực thì đơn vị thi công sẽ sử dụng cọc để tăng khả năng chống đỡ. Móng sâu thường dùng trong thiết kế nhà khung thép cao tầng với quy mô lớn.

Việc thi công kết cấu móng nền rất quan trọng, cần được tính toán một cách kỹ lưỡng. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra những hậu quả khó lường. Do đó, cần lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình.

Kết cấu móng nhà khung thép và các loại móng thường được sử dụng

Những lưu ý quan trọng trong thi công móng nền nhà khung thép

Trong thi công kết cấu móng nhà khung thép cần tuân thủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật. Dưới đây là những lưu ý trong quá trình thiết kế và hoàn thiện móng nền.

  • Phần đáy móng được lót một lớp bê tông đá 4×6 mác 100, có tác dụng làm sạch đáy hố móng. Sử dụng ván khuôn giữ bê tông không bị chảy, tránh trường hợp xi măng bị thấm vào trong đất.
  • Phần cốt thép trong móng cần được kê cao 2 - 3cm. Giúp bê tông có khả năng bảo vệ tốt nhất cho lớp thép. Bên cạnh đó, đường kính của cốt thép nền phải sử dụng sắt Ø12 trở lên. Để đảm bảo độ vững chắc và sức chịu lực cho toàn bộ tải trọng của công trình.

Trên đây là toàn bộ thông tin về kết cấu móng nhà khung thép. Hy vọng chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình thi công nhà khung thép. Nhằm mang lại những công trình tốt về chất lượng và đẹp về thẩm mỹ. Phát huy hết công năng và tính linh hoạt trong quá trình sử dụng nhà thép.