399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Xây dựng nhà nuôi yến là một khâu quan trọng giúp góp phần tạo nên thành công cho việc nuôi chim yến sau này. Hiện nay, số lượng nhà yến đang tăng lên đều đặn do đó nếu không xây dựng nhà yến đúng kỹ thuật loài chim này sẽ không ở lâu và bay đi tìm những ngôi nhà khác thích hợp hơn. Vậy làm thế nào để xây dựng nhà yến đúng kỹ thuật? Cùng tìm hiểu những kinh nghiệm được chia sẻ ngay dưới đây nhé.
Kỹ thuật xây nhà nuôi yến mang lại hiệu quả cần đảm bảo đáp ứng kích thước nhà yến. Bao gồm kích thước toàn bộ nhà nuôi chim, hệ thống các phòng dành cho chim cũng như lỗ thông tầng.
Bởi vì đặc tính thích làm tổ trong các hang động rộng lớn lớn, nên nhà yến cho ra năng suất cao thường từ 10 - 15m đến 10 - 20m. Với mảnh đất hẹp từ 4 x 16m hoặc 4 x 20m, bạn cũng có thể xây nhà nuôi chim.
Tuy nhiên dù nhà nuôi chim yến được xây dựng là nhỏ hay lớn, bạn cũng nên chú ý tìm cách tăng sức chứa của chim trong phòng như chia nhà thành nhiều tầng (tốt nhất là từ 3 – 5 tầng).
Nhà nuôi chim yến đúng kỹ thuật nên được xây dựng chia làm nhiều phòng, có phòng bay cho chim, kích thước phòng lượn tối thiểu là 5 x 5m, kích thước thông thủy giữa các tầng tối thiểu nên từ 4 x 4m.
Đối với các phòng làm tổ, bạn có thể lựa chọn kích thước 4 x 4m. Trong trường hợp lựa chọn phòng rộng hơn, cần kết hợp nhiều phòng diện tích như vậy, cũng cần đảm bảo có lỗ thông trên đường bay của chúng.
Độ cao khi xây nhà nuôi chim yến cũng là một trong các vấn đề quan trọng. Theo khảo sát từ các nhà yến thành công thì độ cao lý tưởng là từ 5,5 – 6m (tất nhiên càng cao sẽ càng tốt vì nó giúp điều hòa nhiệt độ, độ ẩm bên trong tốt hơn). Với các vùng nóng với nhiệt độ cao thì chiều cao mỗi tầng lý tưởng từ 3 – 4,5m.
Vị trí các lối ra vào cho chim rất quan trọng trong việc thu hút loài động vật này. Có 2 phương án mở lỗ cho chim là sử dụng giếng trời hoặc mở lỗ từ lồng. Kích thước lỗ mở của chim ra vào chuồng nuôi sẽ tùy thuộc vào từng loại nhà khác nhau, nhưng tối thiểu và mang lại hiệu quả cao sẽ từ 30 x 40 cm.
Kỹ thuật xây dựng ngôi nhà cho yến ở dựa trên kết quả nghiên cứu khu vực và vị trí thi công. Khi xây dựng nhà cho chim yến, chúng ta cần chú ý vào điều kiện cần thiết từ môi trường bên trong, bao gồm:
Nhiệt độ tốt nhất để cho loài động vật này sinh sống, làm tổ trung bình là từ 27 độ C. Trong trường hợp môi trường sống bên ngoài có nhiệt độ cao hơn, nên cải thiện bằng cách xây tường dày, mái đổ bê tông, lợp ngói và độ cao lớn hoặc cần mở nhiều lỗ thông gió để điều hòa tốt nhiệt độ bên trong nhà nuôi chim.
Xây dựng nhà nuôi yến đúng kỹ thuật cần đảm bảo độ ẩm của ngôi nhà. Thích hợp là từ 70 – 85%. Trong quá trình vận hành, cần thường xuyên điều chỉnh độ ẩm để nhà yến được đảm bảo trong biên độ này.
Vì đã quen sống trong các hang độ tự nhiên, nên chim yến sẽ không thích sinh sống và làm tổ ở những nơi quá sáng. Chính vì vậy, chủ đầu tư cần đảm bảo duy trì ánh sáng thích hợp giống như các hang động.
Những nhà yến thành công thường có ánh sáng từ 0,02 lux – 0,2 lux. Có thể điều chỉnh ánh sáng bên trong bằng cách dựng vách ngăn mềm để làm tối các góc phòng giúp chim yến có thể an tâm hơn.
Đó là nơi chim yến làm tổ, nếu không có khung tổ yến sẽ được xây trên tường, trần nhà hay cửa ra vào và chúng ta không thể xử lý chúng được. Hơn nữa, nếu không có giàn khung tổ, năng suất tổ yến cũng thấp.
Nên chọn những loại khung đủ mềm khi xây dễ dính, hút nước và nhanh chóng khô nước bọt kể cả khi nhiệt độ thay đổi. Khung không nên bị dầu, mùi khó chịu và kích thước tốt nhất 3m với chiều rộng 15cm.
Kỹ thuật xây dựng nhà yến tại Việt Nam cần được thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta. Vì vậy nếu không có nhiều kinh nghiệm, các chủ đầu tư nên tìm kiếm công ty thiết kế và đơn vị tư vấn am hiểu về tập tính của loài chim này cũng như yếu tố địa lý ở địa phương, địa điểm xây nhà.