Thương Gia
Cộng đồng doanh nhân
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Vận tải hàng nội địa bằng đường sông

Vận tải hàng nội địa bằng đường sông

Đã từ lâu, vận tải đường thủy nói chung và bằng đường sông nội địa nói riêng đã trở thành một phương thức phổ biến đối với nhiều quốc gia có địa hình được thiên nhiên ưu đãi.

Khái niệm vận tải nội địa bằng đường thủy

Nhìn tên gọi của loại hình vận tải này là người ta đã có thể hiểu được khái niệm. Đường thủy – chuyên chở hàng hóa trên mặt nước: biển, sông, kênh, rạch,… Ở đây chúng ta xét chủ yếu qua đường sông, phù hợp với nội địa – tức là vận chuyển phạm vi trong nước, giữa các tỉnh thành của một quốc gia.

Vận tải hàng nội địa bằng đường sông

Vận tải hàng bằng đường sông có ưu điểm gì?

Đâu phải quốc gia nào cũng có thể phát triển vận tải đường thủy, chưa nói đến là bằng đường sông nội địa. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm lực phát triển, khả năng kinh tế… và quan trọng nhất là vị trí địa lý có cho phép hay không. Vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường sông có rất nhiều lợi thế:

Thứ nhất, khi đã có vị trí thuận lợi, tuyến đường sông phát triển tự nhiên thì vận tải nội địa sẽ khả thi và ưu việt hơn hẳn so với đường bộ vì sự rộng rãi, dễ dàng di chuyển, không gặp quá nhiều phương tiện khác khi đi.

Thứ hai, so với các phương thức vận tải như hàng không, đường sắt thì vận tải đường thủy tiết kiệm chi phí hơn, giá cước vận chuyển thường thấp hơn, lại đỡ gây hại ra môi trường hơn nữa.

Hơn nữa, dùng tàu bè có thể vận chuyển được lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh với kích thước đa dạng. Đây là điểm mạnh lớn nhất của vận tải đường thủy, đường sông khi so sánh với các phương thức khác. Cũng nhờ tuyến đường thủy thông thoáng, mật độ phương tiện ít nên vận tải được dễ dàng, khả năng lưu thông hàng hóa nhanh. Tuy có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan như thiên tai, thời tiết nhưng rất ít, khả năng tai nạn, sự cố giao thông lại hầu như là không có, điều này giúp cho khách hàng có được sự an tâm và đảm bảo hơn.

Lưu ý khi sử dụng vận tải bằng đường sông

Do đặc điểm thời gian vận chuyển khá lâu nên các loại hàng hóa chuyên chở qua đường sông cần phải bảo quản được lâu, thường là nguyên vật liệu xây dựng (ống nước, xi măng, cát, gạch,… và đồ nội thất); hàng sản xuất công nghiệp (vải vóc, máy móc, thiết bị,…) hay đồ xuất nhập khẩu trọng tải lớn, siêu trường. Thường trong một chuyến tàu, những hàng hóa, sản phẩm có cùng đặc tính sẽ được xếp cùng với nhau, để chất lượng hàng được đảm bảo một cách tối đa.

Với từng loại hàng hóa, tùy thuộc theo quy mô, mục đích của từng công ty, doanh nghiệp mà cách tính phí khi vận tải hàng hóa nội địa qua đường thủy cũng khác nhau. Công ty nhỏ thì thường áp dụng phương pháp tính theo công, theo ngày lương của người vận tải; những công ty có khả năng tài chính hơn thì có thể theo chỉ tiêu gồm tiền thuế, nhiên liệu, nhân công,… hoặc linh hoạt theo thời gian, độ dài của quãng đường mà hai bên tự thỏa thuận mức giá phù hợp.

Để vận tải đường sông có thể phát triển, nhà nước cũng cần phải xây dựng hệ thống giao thông đường sông nội địa chặt chẽ, hoạt động điều hành theo quy củ, tập trung, cơ sở hạ tầng cần được chú trọng hơn để không bị yếu tố tự nhiên tác động quá nhiều, vận tải tránh bị phân tán, manh mún nhỏ lẻ.

Tuy vận tải đường thủy nội địa có phần dễ dàng và thuận tiện, nhưng vẫn cần có sự kết hợp với các phương thức đường bộ, hàng không hay đường sắt một cách phù hợp để có thể tạo thành một mô hình mạng lưới liên thông trên toàn lãnh thổ. Có như vậy, vận tải hàng hóa cả nội địa hay quốc tế mới có thể phát triển, hàng hóa đến nơi một cách an toàn và nhanh chóng hơn hẳn.

Với những ưu điểm nổi trội trên đây khi vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường sông, không quá khó hiểu khi đây chính là cách thức phổ biến nhất mà các doanh nghiệp tìm đến khi muốn chuyên chở sản phẩm của mình với khối lượng tải trọng lớn.