Thương Gia
Cộng đồng doanh nhân
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Thả tự do cho chuột sóc vào rừng trong lồng thép

Thả tự do cho chuột sóc vào rừng trong lồng thép

Nhằm bảo về những loại động vật quý hiếm khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng. Nước Anh đã lên kế hoạch thả 44 con chuột sóc sinh ra trong điệu kiện môi trường tốt nhất vào rừng. Những con chuột này sẽ được nhốt vào lồng thép trên những cây to trong rừng trước khi được tha ra khỏi môi trường tự nhiên.

Những con chuột sóc quý hiếm sẽ được cho ăn và giám sát khi nhốt chúng trong những chiếc lồng thép trên những cành cây trong rừng để chúng làm quen với môi trường và khí hậu ở nơi đó. Sau tầm 2 tuần, 44 chú sóc này sẽ được thả khỏi tiếng lồng thép để tự sống ở môi trường tự nhiên của chúng.

Những con chuột sóc, với màu lông từ vàng đến vàng cam, đôi mắt to, đen sẫm và chiếc đuôi xù lông, sẽ được nuôi tạm thời trong những chiếc lồng thép buộc quanh các cành cây, nơi người ta cho ăn và giám sát chúng. Thời gian nửa nhốt này sẽ giúp chúng làm quen với khí hậu trong rừng.

Sau 10 ngày, những chiếc lồng được mở ra, cho phép chuột sóc chạy vào rừng, tự tìm thức ăn và làm tổ, bắt đầu một cuộc sống mới. “Miền đất hứa” của chúng sẽ được giữ bí mật để tránh sự làm phiền không đúng lúc.

Chuột sóc đã suy giảm số lượng trầm trọng trong nhiều thập kỷ qua khi các cánh rừng và các hàng rào gai, nơi định cư thân thuộc của chúng, bị biến thành những vùng sản xuất. Kể cả với số lượng còn sót lại ngày nay, dân số của chúng cũng đang phải chịu nhiều sức ép nghiêm trọng. Một cuộc điều tra gần đây cho thấy, so với năm 1983, chuột sóc đã biến mất khỏi 70% các hàng rào gai.

Sống để mà... ngủ

Chuột sóc là động vật sống về đêm. Chúng ăn hạt quả phỉ, mâm xôi, quả cây cơm cháy, tầm xuân… thậm chí cả táo gai và mận gai. Mùa hè, chuột sóc tạo ra những chiếc tổ có kích cỡ bằng quả bưởi, làm từ các loại thực vật và đặc biệt là vỏ cây kim ngân, trong đó chúng chăm sóc lũ con của mình.

Đầu mùa thu, trọng lượng cơ thể chúng thường đạt 15-22 g và tăng lên 25-40 g khi bắt đầu đợt ngủ đông dài 8 tháng trong lòng đất. Suốt thời gian này, chúng có thể hạ thấp thân nhiệt và lịm đi. Bằng cách đó, chuột sóc tiết kiệm tối đa năng lượng của mình. Xuân tới, những con chuột sóc lại chui lên mặt đất với trọng lượng như đầu thu và bắt đầu một chu kỳ sống mới.